Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023: Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững
Ngày cập nhật 22/09/2023

Ngày 19/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.  

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam là sự kiện thường niên hàng năm của Quốc hội. “Diễn đàn là phương thức quan trọng để quy tụ và phát huy rộng rãi trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, nhân dân, cử tri, các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước đóng góp vào các vấn đề quan trọng quốc gia, các quyết sách của Quốc hội”, theo ông Vương Đình Huệ.
Sau phiên khai mạc, Chuyên đề 2 với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết, chính sách bảo hiểm xã hội đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Phát triển bảo hiểm xã hội sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 
3-122824.jpg
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Văn Hồi phát biểu tại Diễn đàn
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Ông Nguyễn Đức Hiển đề nghị ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội làm rõ, đâu là những định hướng và chính sách lớn của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)?
Thông tin, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi khẳng định, việc sửa đổi Luật BHXH năm 2014 là hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay và đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023-2024. Những định hướng lớn nhất sửa đổi Luật BHXH là nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 28 và hướng đến bảm đảm an sinh xá hội toàn dân và bảo đảm an sinh xã hội cho toàn lực lượng lao động. 
Về đối tượng sửa đổi, Thứ trưởng cho biết, Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội bổ sung nhóm lực lượng lao động là chủ hộ gia đình, có khoảng 2 triệu chủ hộ gia đình có đăng ký kinh doanh và có đóng thuế. Đồng thời bổ sung nhóm đối tượng quản lý HTX và cơ sở kinh doanh; bổ sung nhóm chế độ hưu trí BHXH cho những người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên. Qua đó, giúp gia tăng độ bao phủ chính sách BHXH.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi nêu rõ, có 5 nhóm chính sách lớn trong Luật BHXH (sửa đổi) trình lên Quốc hội, đáng chú ý là sửa đổi quy định mức đóng, mức hưởng BHXH, quy định thu - chi Quỹ BHXH; giải quyết việc trốn đóng BHXH; giải quyết việc rút BHXH một lần; cải cách hệ thống BHXH một cách hiệu quả hơn, công khai, minh bạch hơn; quy định về đầu tư an toàn, hiệu quả của Quỹ BHXH trong tương lai.
Chia sẻ thêm về nội dung dự án luật này, ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, cơ quan thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cho biết, Dự án luật có 05 nhóm chính sách lớn và 11 vấn đề mà Chính phủ đã trình. Ủy ban đã tiến hành thẩm tra nội dung này tại phiên họp lần thứ 10 vừa qua. Tuy nhiên với các chính sách này, cần làm rõ đâu là chính sách thể chế hóa Nghị quyết, đâu là giải pháp tình thế..
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu rõ, hiện đang còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung rút bảo hiểm xã hội một lần trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Cơ quan soạn thảo đang lắng nghe, tiếp thu các ý kiến này. Quan điểm của Ủy ban Xã hội là bất kể chọn phương án nào nhưng phải đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.
Ông Phong nhấn mạnh, phải đảm bảo chính sách bảo hiểm xã hội thực sự là giải pháp lâu dài cho người lao động. Còn việc rút bao nhiêu, một lần hay nhiều lần thì cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, ngoài giải pháp trực tiếp là sửa luật thì có giải pháp gián tiếp là cơ chế tính dụng, chính sách bảo đảm việc làm ổn định...để đáp ứng yêu cầu, giải quyết bài toán đặt cho cho việc rút bảo hiểm 1 lần hiện nay.
Bên cạnh đó, Ủy ban Xã hội đang tích cực tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà khoa học để có căn cứ rõ hơn về vấn đề này.
Tiếp tục chương trình Diễn đàn, Chuyên đề 2 với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới” được tổ chức dưới sự đồng chủ trì của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu và ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, về vấn đề năng suất, trong ngắn hạn năm 2023, cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách tạo nền tảng thúc đẩy năng suất, gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo. Không được buông lơi vấn đề năng suất, kể cả trong điều kiện kinh tế khó khăn, cần quan tâm đầu tư thỏa đáng cho đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ.
1-123179_1.jpg
Toàn cảnh Chuyên đề 2 với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”
Về dài hạn, cần đổi mới cơ cấu nội ngành, tạo ra sự bền vững của năng suất, tạo sự đồng bộ trong các khâu triển khai, nâng cao chất lượng nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp.
Về bảo đảm an sinh xã hội, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, các chuyên gia đã có nhiều chia sẻ xoay quanh vấn đề sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo định hướng linh hoạt, mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng, đối tượng thu, đa dạng hóa danh mục cơ cấu quỹ đầu tư bảo hiểm, hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần. 
Trong thời gian qua, vấn đề gia tăng rút bảo hiểm xã hội một lần đang nhận được nhiều sự quan tâm, cần có sự sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan trong thời gian tới để khắc phục những vướng mắc hiện có. 
Làm rõ thực trạng của vấn đề này, những định hướng lớn về mặt giải pháp đưa vào trong Luật Bảo hiểm xã hội để hạn chế tình trạng này, Thứ trưởng Bộ Lao động - TB&XH Nguyễn Văn Hồi cho hay, vấn đề rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một thường rơi vào các trường hợp đóng dưới 5 năm (70%). Nguyên nhân là do người lao động chưa nhận thức được hết vai trò của bảo hiểm xã hội trong bảo đảm an sinh xã hội trong cả cuộc đời, một phần do hoàn cảnh khó khăn của người lao động…
Về các giải pháp trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho rằng, Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, có các chính sách để tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội; các chính sách hỗ trợ tạm thời cho người lao động trong các hoàn cảnh khó khăn trước mắt…
https://www.molisa.gov.vn/
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.329.198
Truy cập hiện tại 4.262