Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp: Giải pháp phát triển chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Ngày cập nhật 23/08/2023

Ngày 21/7/2023, tại Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp mang chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”.

 


Toàn cảnh diễn đàn

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn là việc triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, thủy sản và lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam mô hình áp dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi tuần hoàn đã nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi, tận dụng đầu ra của chăn nuôi tạo nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao của trồng trọt (như trồng cỏ, trồng ngô sinh khối,...) làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc; trồng lúa, rau hữu cơ. Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã và đang triển khai một số mô hình phát triển chăn nuôi tuần hoàn, đã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp như là một nguồn lợi nhằm nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Điển hình như mô hình chăn nuôi lợn, trồng trọt theo hướng hữu cơ được triển khai trên địa bàn 6 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Nam Định, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai. Hay như mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học kết hợp trồng trọt được triển khai tại các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Giang, Điện Biên.

Theo Cục Chăn nuôi, mô hình kinh tế chăn nuôi hoàn chỉnh, tạo vòng khép kín từ đầu vào đến tái sử dụng 100% chất thải. Mô hình chăn nuôi bò, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp kết hợp chế phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sản xuất phân bón. Các mô hình này đòi hỏi phải có nguồn lực kinh phí, máy móc trang thiết bị phù hợp chỉ dành cho các trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Mô hình xử lý chất thải sử dụng các biện pháp: ủ phân làm phân bón hữu cơ; Chăn nuôi ruồi lính đen xử lý chất thải chăn nuôi; Chăn nuôi giun quế xử lý chất thải chăn nuôi; Làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi; Xử lý chất thải chăn nuôi bằng biogas tạo năng lượng tái tạo. Dễ thực hiện, và thực hiện ở nhiều quy mô chăn nuôi từ nông hộ đến trang trại, nhưng đòi hỏi phải có liên kết mới đảm bảo bền vững.

Tỉnh Thái Nguyên có 1.105 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (57 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, 723 trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm quy mô vừa và 325 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ), chiếm khoảng 40% tổng sản lượng thịt hơi các loại. Hầu hết các trang trại chăn nuôi theo chuỗi liên kết kép kín, tuần hoàn trong cung cấp thức ăn, giống, thuốc thú y, xử lý môi trường và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất như: Sử dụng 100% giống ngoại năng suất, chất lượng cao như Yorshire, Landrace, Duroc, Pietran, PiDu và tổ hợp lai 2 máu, 3 máu; Hệ thống chuồng kín; đèn sưởi; silo, máng ăn tự động… Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại áp dụng mô hình chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm hiệu quả như: 13 công ty, doanh nghiệp chăn nuôi liên doanh, liên kết với 400 trang trại (CP, Japfa comfeed, Emivet, Emoss, CJ Vina Agri, Dabaco); hợp tác xã chăn nuôi trồng trọt dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh tại xã Tân Khánh, huyện Phú Bình…

Tại Diễn đàn, theo ông Lê Minh Lịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, để thúc đẩy phát triển chăn nuôi tuần hoàn, trong thời gian tới, cần tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và người sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản), chế biến và tiêu thụ sản phẩm.tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp; Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến để phát triển kinh tế tuần hoàn, chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ thông tin thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá, đề xuất quy trình, quy chuẩn phù hợp từng đối tượng, lĩnh vực, vùng miền./

T.H

 

https://www.mard.gov.vn
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.145.569
Truy cập hiện tại 1.721