Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Giảm rác thải nhựa, cần nhiều hơn việc tính phí túi ni lông
Ngày cập nhật 23/08/2023

Theo Đạo luật Tài nguyên Bền vững, từ ngày 3/7/2023, các siêu thị lớn tại Singapore phải tính phí ít nhất 5 cent (khoảng 1.000 đồng) cho một túi dùng một lần. Các chương trình tương tự ở Hồng Kông, Đài Loan và Anh trong thời gian qua đã chứng kiến việc sử dụng túi nhựa giảm từ 60% đến 90%.

 

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần thêm nhiều giải pháp có chiều sâu hơn việc tính phí túi ni lông để giảm rác thải nhựa một cách bền vững.

* 2/3 siêu thị ở Singapore tính phí túi đựng một lần

Kể từ 3/7, các hệ thống siêu thị lớn ở Singapore đã bắt đầu tính phí túi nhựa dùng 1 lần. Đây là một động thái của Chính phủ nhằm khuyến khích người dân sử dụng các loại túi tái sử dụng.

Hơn 400 cửa hàng (2/3 tổng số siêu thị ở Singapore) đã yêu cầu tính phí người tiêu dùng. Phí này được áp dụng cho các loại túi bất kể chất liệu, mặc dù vậy, túi nhựa là loại được sử dụng phổ biến nhất tại các hệ thống như FairPrice, Sheng Siong và Cold Storage. Các chuỗi cửa hàng quốc tế khác như Uniqlo của Fast Retailling Co.’s hay Cotton On của Úc tuy không nằm trong chính sách mới này nhưng cũng đã tính phí hoặc cấm hoàn toàn túi nhựa.

Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore cho biết: “Cho dù chúng được làm bằng chất liệu gì, rác thải dùng một lần đều có tác động đến môi trường của chúng ta trong quá trình sản xuất, vận chuyển và thải bỏ” Việc tiêu thụ các sản phẩm dùng một lần sẽ tạo ra chất thải và khí carbon, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí hậu.

Theo kế hoạch Zero Waste, Singapore đặt mục tiêu giảm 30% lượng rác thải được đưa đến các bãi rác mỗi ngày vào năm 2030. Tuy nhiên, so với các quốc gia Châu Á khác, Singapore đang chậm trong việc giảm tiêu thụ nhựa tại các cửa hàng. Trước đó, Nhật Bản đã áp dụng một khoản phí bắt buộc đối với túi nhựa trong tất cả hệ thống bán lẻ vào năm 2020, Hàn Quốc cũng cấm túi nhựa dùng 1 lần tại các siêu thị lớn vào năm 2019, Thái Lan cũng đã triển khai lệnh cấm tương tự vào 2020.

Các siêu thị lớn ở Singarpore được yêu cầu tính phí ít nhất 5 cents cho một túi nhựa, như một phần trong nỗ lực giảm chất thải bao bì, kể từ ngày 03/7/2023.

* Cần tuyên truyền về động lực bảo vệ môi trường

Giáo sư Khoa học Xã hội (Nghiên cứu Môi trường) Michael Maniates tại Đại học Yale-NUS dự đoán, với chính sách này, lượng túi ni lông thải ra tại Singapore sẽ giảm. Tuy nhiên, thói quen dùng túi ni lông đựng rác thải sinh hoạt có thể sẽ tiếp tục, vì một số đơn vị bán lẻ khác vẫn cung cấp túi nhựa theo hình thức miễn phí.

Nhà kinh tế cấp cao tổ chức Research for Impact Oliver Yuen cho biết, thói quen sử dụng bao rác làm từ nhựa chưa qua xử lý, đặc biệt đối với các loại rác thải ướt, đã ăn sâu vào tiềm thức. Túi nhựa không quá đắt đối với đa số người dân Singapore tuy nhiên chúng vẫn được sử dụng khá phổ biến bởi một số đơn vị bán hàng nhỏ lẻ, chẳng hạn như các tiểu thương, xe bán hàng rong.

Trợ lý giáo sư Yan Jubo, giảng dạy bộ môn Kinh tế tại Trường Khoa học Xã hội thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, cho biết: “Tính phí túi nhựa sẽ nâng cao nhận thức, nhưng dựa trên quan sát của tôi ở các quốc gia khác, chẳng hạn như lệnh cấm túi nhựa của Trung Quốc, hiệu ứng lan tỏa vẫn còn khá hạn chế”. Các nhóm xanh như Zero Waste SG và Plastic-Lite SG đã đưa ra sáng kiến khuyến khích người dân Singapore sử dụng túi tái sử dụng khi mua hàng tạp hóa.

Đồng quan điểm, Phó giáo sư Jia Lile (Khoa Tâm lý học tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho rằng, việc không sử dụng túi nhựa sẽ không hoàn toàn đồng nghĩa với việc nâng cao nhận thức về môi trường của công chúng. Nhưng khi mọi người bắt đầu thay thế túi nhựa bằng túi có thể tái sử dụng, sự phổ biến ngày càng tăng của những loại túi này sẽ dần dần tạo ra một chuẩn mực xã hội để cả cộng đồng cùng trở nên xanh hơn.

Thách thức được đặt ra ở đây là làm cho mọi người hiểu bảo vệ môi trường quan trọng với chính đời sống của họ, bên cạnh chính sách thu phí túi ni lông. Các thói quen hàng ngày sẽ bền bỉ và có thể tự duy trì hơn khi mỗi cá nhân được thúc đẩy bởi động lực nội tại.

Theo Phó Giáo sư Marketing Hannah Chang (Đại học Quản lý Singapore), phụ phí túi ni lông thường mang tính tượng trưng và đóng vai trò như một lời nhắc nhở liên tục, dễ thấy đối với người tiêu dùng.

Phó Giáo sư Seck Tan từ Viện Công nghệ Singapore đề nghị cho rằng, chi phí thu gom bao bì có thể tận dụng để tài trợ cho việc duy trì và bảo vệ các “bể chứa carbon” như rừng hoặc các đại dương. Thực tế, Chính phủ Singapore đang khuyến khích các chuỗi siêu thị quyên góp số tiền thu được từ phí dùng túi cho các hoạt động xã hội và môi trường.

 

 

Linh Giang

https://monre.gov.vn/
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.143.237
Truy cập hiện tại 465